Voi bảy ngà

Ngày xưa, tại Pandarang có cậu bé tên là Jamưtui mồ côi cha mẹ từ lúc còn nhỏ. Cậu bé được người chú họ đem về nuôi. Jamưtui không biết chữ nhưng rất thông minh, vẻ mặt khôi ngô tuấn tú.

Hàng ngày Jamưtui phải bế em – con của người chú họ, đến ngồi chơi dưới bóng cây đại thụ ngoài thành vua. Vì vậy một số quan trong triều đều biết cậu bé, và cũng đem lòng thương yêu vì thấy Jamưtui ngoan ngoãn.

Một hôm, nhân lúc thanh vắng, cậu ngồi hóng mát dưới bóng cây đại thụ, hí hoái vẽ hình một con voi bảy ngà. Nhà vua đi qua thấy hình con vật lạ, lấy làm ngạc nhiên, vì xưa nay chưa hề nhìn thấy hình con vật này bao giờ. Nhà vua dừng lại chăm chú nhìn và nghĩ. “Có lẽ người vẽ này đã nhìn thấy có con voi nào như vậy chăng? Hay là có một ẩn ý nào đây”. Nghĩ vậy, nên nhà vua trẻ tuổi ấy liền trở lại triều rồi cho triệu cả quan văn vỡ đến nghị bàn.

Trước đông đủ mặt bá quan, nhà vua phán:

– Hôm nay trẫm ra ngoài thành ngắm cảnh thấy một điều lạ, dưới gốc cây đại thụ không biết ai vẽ hình một con voi bảy ngà, trên lưng lại có một mỹ nữ đang ngồi dệt lụa, trước vòi voi có gà trống đang vỗ cánh gáy. Trong các khanh ai là người đã vẽ hình đó, hay biết kẻ đã vẽ hình này.

Văn võ bá quan khi nghe lời phán của vua đều ngơ ngác nhìn nhau, mãi sau mới có một vị quan trẻ tuổi đứng lên tâu:

– Muôn tâu bệ hạ, thật ra kẻ hạ thần này cũng như bá quan có mặt hôm nay không ai vẽ hình con voi bảy ngà đó, theo kẻ hạ thần được biết, có một chàng trai mồ côi cha mẹ, hàng ngày bồng em con chú, đến ngồi chơi dưới gốc cây đó đã vẽ. Tuy nghèo khổ nhưng nhìn tướng mạo rất khôi ngô tuấn tú, thông minh lanh lợi, tên gọi là Jamưtui.

Nhà vua nghe tâu xong liền cho bãi trào, và truyền lệnh tìm ngay cậu bé đó.

Nói về Jamưtui, khi được lệnh vua đòi thì rất lo lắng. Vào đến triều cậu quỳ dưới bệ ngọc cúi đầu chờ lệnh.

Nhà vua hỏi:

Có phải tên mày là Jamưtui? Có phải mày đã vẽ hình con voi bảy ngà dưới gốc cây đại thụ có người mỹ nữ ngồi trên lưng dệt lụa, có con gà trống vỗ cánh gáy trước vòi voi kia không?

Jamưtui tâu:

– Cúi tâu bệ hạ, chính kẻ ngu thần này đã vẽ hình con voi bảy ngà đó kính mong bệ hạ bỏ qua và tha chết cho kẻ ngu thần này.

Nghe Jamưtui nói nhà vua vẫn chưa tin, bèn hỏi lại:

– Trẫm muốn biết ai là người đã khéo tay vẽ nên con vật đó, chứ không phải trẫm muốn kết tội, vậy mi hãy nói thật. Nếu quả đúng mi là kẻ đã vẽ hình con voi bảy ngà đó thì hãy vẽ lại cho ta xem, nếu vẽ đúng hệt con voi bảy ngà dưới gốc cây đại thụ kia thì ta sẽ ban thưởng.

Jamưtui y lệnh, vẽ ngay hình con voi bảy ngà với người con gái đang ngồi dệt lụa trên lưng, con gà trống đang vỗ cánh gáy trước vòi voi. Nhà vua xem xong hình vẽ lấy làm vui mừng lắm, bèn truyền lệnh ban thưởng, và cho bãi trào.

Từ khi được bức hình con voi bảy ngà, với cô gái ngồi dệt lụa, nhà vua tự nhiên ngày đêm mơ tưởng làm sao có được một người con gái giống hệt trong tranh sớm tối kề bên ngai vàng nâng khăn sửa túi. Nhà vua bèn truyền lệnh cho Jamưtui phải đi tìm cho được con voi bảy ngà và người con gái đẹp tựa trong tranh đó. Nhà vua giao hẹn trong vòng sáu tháng phải tìm bằng được nếu không sẽ bị xử tội khi quân.

Ngày hôm sau, Jamưtui một mình một bóng, lưng mang túi lương khô, nhằm hướng Tây mà đi.

Thấm thoắt một tháng đã trôi qua, nhưng Jamưtui vẫn chưa hề gặp một con voi nào như vậy, mặc dù đã chui rúc vào khá nhiều khu rừng có voi lớn voi bé voi mẹ voi con, từng đàn, từng lũ. Chàng lại tự trách mình sao quá dại dột lại vẽ hình con voi bảy ngà đó. Trong lúc đang lo nghĩ thì Jamưtui bị lạc vào một làng nọ. Chàng bị toán thanh niên vạm vỡ có đủ giáo, ná, cung tên vây bắt, rồi dẫn đến một ngôi làng dựng trên một ngọn đồi cây cối rậm rạp, ra mắt trưởng làng. Đó là một bà lão. Bà nhìn Jamưtui với vẻ hung hăng rồi nói:

Mi từ đâu đến, có việc gì? Hãy nói ngay. Nếu cái mồm mi không biết nói điều thật thì đầu sẽ lìa khỏi cổ.

Trong lúc đó có một thiếu nữ nhan sắc tuyệt vời, tuổi độ trăng tròn, nhẹ nhàng bước tới gần bà, rồi nhở nhẹ thưa:

– Thưa mẹ, con xem tướng mạo chàng trai nay không phải kẻ gian. Chàng tìm đến làng ta hẳn phải có chuyện gì cầu cứu, xin mẹ nguôi giận hỏi cho rõ ngọn ngành.

Chàng Jamưtui lúc bấy giờ mới hết vã mồ hôi, thưa:

– Thưa bà, tôi là Jamưtui, mồ côi cha mẹ lúc còn nhỏ, phải sống nương nhờ họ hàng. Một hôm tôi bế con của chủ nhà ra hóng mát dưới gốc cây đại thụ ngoài thành vua, nhân lúc thanh vắng tôi vẽ chơi hình một con voi bảy ngà với một thiếu nữ xinh đẹp đang ngồi dệt lụa trên lưng voi, và một con gà trống đang vỗ cánh cất tiếng gáy. Không ngờ hôm đó nhà vua đi qua, nhìn thấy hình vẽ. Nhà vua ra lệnh cho tôi phải đi tìm bằng được con voi bảy ngà và người con gái xinh đẹp như vậy trong sáu tháng. Nếu tìm không được sẽ bị xử tội khi quân. Nay đã hơn một tháng trôi qua nhưng tôi vẫn chưa tìm thấy nay bị lạc vào đây kính mong được bà rộng lượng ân xá.

Bà lão nghe Jamưtui nói vậy lấy làm thương hại. Còn cô thiếu nữ chốc chốc lại lén nhìn chàng trai khôi ngô tuấn tú. Suy nghĩ một lát, bà lão bảo người con gái dẫn chàng Jamưtui vào khu rừng voi của mình để xem có con nào vừa ý thì chọn.

Nàng Bila Lak, tên người con gái, vâng lời mẹ dẫn đường cho chàng trai vào khu rừng voi. Đến một khu rừng rậm rạp, nàng bảo chàng Jamưtui dừng lại, rồi lấy chiếc từ và ra thổi ba tiếng dài, âm thanh vang khắp núi rừng. Chẳng bao lâu đàn voi kéo đến tụ tập quanh nàng. Chàng Jamưtui tìm mãi chỉ thấy có độc mỗi một con ba ngà, chứ không con nào được bảy ngà như ý chàng đang tìm. Tuy không tìm được voi bảy ngà, nhưng lòng chàng cũng phần nào được khuây khoả. Tối hôm đó chàng Jamưtui được làm khách quý nhà bà lão và được nàng Bila Lak chăm sóc chu đáo.

Sáng hôm sau chàng Jamưtui được nàng Bila Lak tiễn chân tận đầu làng. Trước khi chia tay, nàng Bila Lak trao cho chàng Jamưtui một cây gậy và nói:

– Đây là cây gậy thần ông bà thiếp để lại, nó sẽ giúp chàng trong mọi cơn nguy hiểm. Cảm lòng chàng thiếp xin biếu làm quà. Nếu gặp cơn nguy hiểm chàng hãy gõ nhẹ gậy thần này xuống đất ba lần thì mọi hiểm nguy sẽ tiêu tan. Xin chúc chàng lên đường mọi sự tốt lành. Dù tìm được hay không được voi bảy ngà với người thiếu nữ xinh đẹp cho vua, hết hạn chàng hãy nhớ đến em.

Sau vài phút biệt ly lưu luyến, chàng Jamưtui nhận gậy thần rồi từ giã nàng Bila Lak.

Chàng Jamưtui lại nhằm hướng Tây mà đi. Hết leo đèo lại lội suối đường nhiều thú dữ chàng không hề biết sợ. Một hôm đang đi giữa quãng rừng âm u chàng gặp hai con hổ khổng lồ đang lao tới. Trong lúc bối rối chàng nhớ đến cây gậy thần. Chàng gõ nhẹ cây gậy xuống đất ba lần, quả nhiên hai con hổ liền quay đầu nhảy vào rừng. Chàng thầm cảm ơn nàng Bila Lak và càng nhớ nàng hơn.

Đang tiếp tục leo núi băng rừng thì bỗng nghe có tiếng người nói vọng lại, rồi hơn chục người chàng trai vạm vỡ xuất hiện, tay cầm mác, cầm ná. Thấy vậy Jamưtui chỉ gậy thần vào đám trai tráng đó, tự nhiên họ buông hết vũ khí, Jamưtui hỏi:

– Hỡi người anh em, vì có việc nên tôi đến đây. Các bạn có thể chỉ giúp đường đến nơi có voi bảy ngà không?

Những người này khi nghe chàng Jamưtui hỏi đến ngạc nhiên và lắc đầu trả lời:

– Ồ, không biết. Chúng tôi mới nghe đến lần đầu. Muốn rõ xin mời chàng vào gặp già làng chúng tôi để hỏi.

Già làng ở đây cũng là một bà lão, nhưng dáng vẫn còn khỏe mạnh.

Bà hỏi:

– Chàng từ đâu đến? Chẳng hay ta có thể giúp được việc gì?

Chàng Jamưtui thưa:

– Thưa bà, tôi là Jamưtui, thừa lệnh vua truyền phải đi tìm cho được con voi bảy ngà. Ròng rã gần ba tháng đường nhưng vẫn chưa tìm ra được con voi ấy. Nếu không tìm được mạng tôi khó toàn. Là người ở đây lâu năm, bà có thể chỉ đường giúp tôi tìm ra con voi như vậy chăng?

Nghe chàng Jamưtui nói vậy bà già lấy làm cảm động, bèn bảo chàng ngồi xuống rồi cho gọi người con gái đến mà rằng:

– Này Hala Mưh con, chàng trai này theo lệnh nhà vua đi tìm con voi bảy ngà. Con hãy dẫn chàng đến khu vừng voi của ta để chàng xem. Nếu con nào bảy ngà thì bắt cho chàng. Sẵn lòng hào hiệp giúp người vun là tính tốt xưa nay của làng ta.

Nàng Hala Mưh vâng lời mẹ, dẫn chàng Jamưtui vào khu rừng voi. Khi đến khu rừng, nàng lấy tù và ra thổi mấy hồi, lập tức cả đàn voi, nào đực nào cái rầm rập chạy tới, tiếng trống vang rền. Nàng Hala Mưh lấy xâu lúc lắc trong tôi ra rung ba tiếng. Đàn voi hung hăng là thế nhưng khi nghe tiếng lúc lắc thì đứng im, cúi đầu chống vòi xuống đất. Chàng Jamưtui đi quanh bầy voi hết lượt nhưng không tìm thấy con nào có bảy ngà. Chàng hơi nản lòng, tỏ vẻ buồn bã. Nàng Hala Mưh thấy vậy an ủi:

– Chớ vội buồn, chàng Jamưtui ạ, ở đây không có thiếp sẽ thưa cùng mẹ giúp chàng đến vùng khác chắc chàng sẽ tìm được voi quý, xin chàng hãy nhớ đến em.

Chàng Jamưtui nói cùng nàng lời biết ơn và hẹn ngày báo đáp.

Sáng hôm sau, trước khi chàng Jamưtui lên đường mẹ nàng Hala Mưh đem tặng chàng một chiếc roi mây, dặn rằng:

– Đây là chiếc roi thần, tuy bề ngoài xấu xí nhưng có đủ phép trừ bất cứ loài thú dữ nào. Gặp cơn nguy chỉ cần giơ chiếc roi này vào con ác thú đó, nó liền trở nên hiền hậu. Chàng hãy nhận lấy để hộ thân và chúc chàng lên đường gặp may mắn.

Chàng Jamưtui nhận roi mảy, cúi đầu cảm ơn rồi xin từ giã.

Đường đi ngày càng vất vả, nhiều núi non hiểm trở, nhưng chàng vẫn không nản lòng. Nhờ có chiếc roi thần nên chàng đã vượt qua mọi thú dữ, rắn độc:

Vào một buổi chiều, sương phủ kín bầu trời, mặt đất, chàng vừa leo khỏi một ngọn đồi thì gặp mấy người lực lưỡng đang đi ngược lại phía chàng.

Jamưtui lên tiếng hỏi:

– Chào các bạn! Tôi vâng lệnh vua đi tìm voi có bảy ngà đã mấy tháng trời chưa thấy đâu cả. Các bạn có thể mách đường giúp tôi được không?

Một chàng trai trong toán người đứng ra nói:

– Hãy theo chúng tôi về gặp người già để hỏi mới biết được. Toán người dẫn Jamưtui và một ngôi nhà sàn. Bà lão chủ nhà thấy có khách lạ chạy ra đón:

– Ô, khách đã đến chân cầu thang thì lên nhà đi.

Nghe bà chủ nhà mời một cách êm ái nhẹ nhàng, chàng lấy làm cảm động. Chàng đi lên nhà và kể rất cặn kẽ về sự vô tình mà mình vẽ hình con voi bảy ngà với một người con gái ngồi dệt lụa trên lưng; việc nhà vua ra lệnh cho chàng phải tìm cho được con vật ấy trong thời hạn sáu tháng. Chàng cũng kể qua cuộc hành trình gian khổ, đầy hiểm nguy, cũng như việc những nơi trước đã giúp đỡ mình.

Nghe kể xong, bà liền gọi người con gái út của mình đến. Một cô gái ăn mặc gọn gàng, tươm tất, dáng điệu mảnh mai, đôi môi lúc nào cũng như hé cười, đi ra. Vừa trông thấy khách lạ nàng liền cúi đầu chào. Bà nhìn con rồi bảo:

Này Chareh Batih con, đây là một chàng trai có chí, dũng cảm, tên Jamưtui từ nơi xa tới để tìm con voi bảy ngà theo lệnh nhà vua. Nhưng suốt năm tháng trời, đã qua nhiều vùng có voi mà vẫn chưa tìm được. Ta sẽ cho chàng con voi bảy ngà duy nhất cửa mình. Mẹ nghĩ ắt có duyên trời run rủi nên chàng mới tìm đến đây, vậy con hãy nghe lời mẹ, thu xếp hành trang để cùng Jamưtui dẫn voi về dâng vua cho đúng hẹn.

Sáng hôm sau chàng Jamưtui và nàng Chareh Batih sau khi thu xếp xong hành trang, đến làm lễ từ biệt mẹ. Ba mẹ lấy chiếc nhẫn trao cho con gái, dặn rằng:

– Đây là một báu vật do tổ tiên để lại, con hãy nhận lấy để hộ thân phòng nguy hiểm.

Đoạn, nàng Chanh Batih và chàng Jamưtui cúi đầu xin từ giã mẹ hiền rồi cùng nhau trèo lên lưng con voi bảy ngà. Đôi bạn trẻ thỏ thẻ bên nhau thu ngắn đoạn đường, chẳng bao lâu hai người đã đến làng mẹ con Hala Mưh. Khi trông thấy chàng Jamưtui và nàng Chareh Batih cùng con voi bảy ngà, mẹ con nàng rất lấy làm mừng. Tối hôm đó sau khi cơm nước xong, bà cho Hala Mưh sửa soạn hành trang về theo chàng Jamưtui và nàng Chareh Batih. Bà trao cho nàng một chiếc áo thần để hộ thân phòng khi gặp nguy hiểm.

Sáng hôm sau cuộc hành trình lại tiếp tục.

Con voi bảy ngà thuộc loại voi quý, có tài đi rất nhanh, vì vậy cuộc hành trình của ra người chỉ một buổi đường đã đến làng mẹ con nàng Bila Lak. Ba liền gọi cô con gái cưng đến, ngỏ ý với chàng Jamưtui và hai nàng, cho Bila Lak cùng được theo. Mọi người đều vui vẻ mời Bila Lak.

Nhờ tài đi nhanh của con voi bảy ngà, chẳng mấy chốc đoàn người đã về nơi kinh thành. Chàng Jamưtui cho voi bảy ngà dừng lại, dựng tạm trại cách thành vài dặm.

Sau khi nghỉ ngơi vài hôm, chàng Jamưtui cùng ba nàng nhằm ngày hẹn xin ra mắt nhà vua.

Được toại nguyện, nhà vua cho tổ chức yến tiệc linh đình. Trong bữa tiệc được thấy nhan sắc tuyệt vời của ba nàng, nhà vua nổi lòng tham muốn chiếm đoạt. Hắn bèn nghĩ ra độc kế hãm hại chàng Jamưtui.

Hôm sau hắn ra lệnh cho triệu hồi Jamưtui vào triều, bắt chàng nội trong ba ngày phải đi tìm cho nhà vua một chum sữa gấu nựa. Khi nghe lệnh, Jamưtui rất lấy làm lo sợ. Ba nàng trông thấy mặt chàng tự nhiên có vẻ tiều tuỵ liền gặng hỏi. Chàng kể lại sự tình, Ba nàng nghe chuyện đó biết âm mưu thâm độc của tên vua, rất lấy làm uất giận, nhưng không nói ra. Nàng Chareh Batih nói với chàng:

– Chàng hãy yên tâm, tưởng chuyện gì chứ việc vắt sữa gấu ngựa chàng không lo, thiếp xin thay chàng chu tất. Quả đúng ba ngày sau nàng Chareh Batih mang đến cho chàng một chum sữa gấu, Jamưtui hết lời cảm phục và biết ơn nàng đã giúp mình.

Nói về nàng Chareh Batih, sau hôm nhận lời giúp chàng Jamưtui, nàng một mình đi vào rừng để tìm con gấu ngựa đang nuôi con nhỏ để vắt sữa. Nhờ có chiếc nhẫn thần có quyền sai khiến bất cứ loài vật nào dù dữ tợn đến mấy, nên nàng vắt sữa đem về được an toàn.

Cách vài hôm sau, chàng Jamưtui lại thấy quân hầu đến đòi vào triều. Lần này tên vua lại bắt chàng đi vắt sữa cọp, và cũng hẹn nội trong ba ngày phải mang đến nộp một chum nữa.

Nghe lệnh, chàng Jamưtui lại lo âu. Thấy chàng có vẻ buồn phiền, ba nàng lại hỏi. Chàng Jamưtui nói lại lệnh nhà vua. Lần này Bila Lak xin được giúp chàng.

Đúng ngày hẹn, nàng Bila Lak vào rừng dùng cây gậy thần sai khiến thú vật bắt cọp ngoan ngoãn cho mình vắt sữa.

Nhà vua khi nhận được sữa cọp từ tay chàng Jamưtui thì lấy làm kinh hoàng lắm, bèn tức tốc cho triệu các quan văn võ đến nghị bàn, tìm cách sớm diệt cho được Jamưtui để chiếm đoạt ba người con gái xinh đẹp. Có một vị quan già tâu:

– Muôn tâu bệ hạ, kẻ hạ thần xin đưa ra một dụ kế, dù Jamưtui có tài phép đến đâu chăng nữa cũng không thoát khỏi tay tử thần. Thần nghĩ, Jamưtui chỉ có phép điều khiển được thú dữ trên rừng mà không thể điều khiển được thú dữ dưới nước. Vậy xin bệ hạ truyền cho y xuống sông tìm vắt sữa cá sấu. Cá sấu sẽ kết liễu đời y. Lúc bấy giờ bệ hạ tha hồ vui duyên cùng ba nàng, xin bệ hạ chớ quá lo nghĩ mà hao mòn long thể.

Vua nghe tâu thì lòng mừng khôn xiết cho đó là một diệu kế. Ngay tức khắc, tên vua liền cho gọi Jamưtui vào triều.

Nhận lệnh mời này, Jamưtui rất lấy làm lo sợ, chàng tự trách mình: “Sao số kiếp ta lại gặp nhiều gian truân nguy hiểm…”.

Trong lúc chàng đang than thở một mình thì nàng Hala Mưh đi ngang qua. Nghe tiếng chàng than thở, nàng bèn dừng chân lại gặng hỏi chàng. Chàng Jamưtui thuật lại chuyện. Nàng Hala Mưh an ủi:

– Tưởng việc gì khó, chứ việc cỏn con đó thì chàng cứ an tâm, thiếp xin lĩnh việc giúp chàng.

Đúng như hẹn, ba ngày sau, nàng Hala Mưh mặc chiếc áo thần tìm đến nơi cá sấu ở, dùng phép sai khiến thú dữ của chiếc áo để vắt sữa đem về cho chàng. Khi quân hầu mang chum sữa vào, thì tên vua lấy làm ngạc nhiên lắm. Tên cận thần già nhìn thấy vẻ lo âu của nhà vua, liền bước đến tâu rằng:

Muôn tâu bệ hạ, kẻ hạ thần tuy bất tài nhưng cũng xin dâng kế này để bệ hạ xem thử. Xin bệ hạ cho đào một con đường hạ đạo rộng và vừa đúng tầm người đi, dài chừng một dặm. Ở hai đầu hạ đạo cho chất nhiều rơm khô. Sau đó ngài giả vờ sai Jamưtui chuyển một bức thư vào cho vua ảm phủ. Khi hắn xuống đường hạ đạo rồi thì cho nổi lửa đốt rơm. Thần nghĩ dù hắn có tài phép gì cũng không khỏi chết ngạt.

Vua nghe tâu liền cho thi hành ngay quỷ kế.

Đường hạ đạo vừa làm xong thì nhà vua cho triệu Jamưtui đến, cùng với cả ba người con gái đẹp, lấy cớ là mở tiệc khao đãi. Đang dở bữa tiệc, tên vua đứng lên phán:

Hôm nay trẫm lại nhờ chàng Jamưtui một việc rất quan trọng. Vì ngoài chàng ra thì trẫm thấy không ai đủ tài năng đảm trách. Chàng hãy chuyển hộ bức thư này cho Diêm Vương.

Nghe việc lạ, chàng Jamưtui buồn lắm. Trên đường về ba nàng lại hết lời an ủi chàng và bàn cách để trừ tên vua độc ác.

Chàng Jamưtui khi bước chân xuống địa đạo, liền chạy nhanh đến con đường ngách mà ba nàng đã dùng phép để mở, trở về nhà.

Nói về tên bạo chúa, khi quân đến báo là chàng Jamưtui xuống địa đạo, liền ra lệnh nổi lửa đốt rơm hai đầu. Trong lúc nhà vua đang mê say nhan sắc của ba người con gái kiều diễm, thì có quân hầu vào báo rằng chàng Jamưtui đã trở về, và đang đứng ngoài thành xin được ra mắt nhà vua. Nghe tin báo, tên bạo chúa lấy làm hoảng sợ, ngất đi. Một hồi lâu tên vua mới tỉnh, rồi truyền cho đòi chàng vào. Chàng Jamưtui vào triều tỏ ra như không có gì xảy ra, bước ngay đến trước mặt nhà vua nói:

– Tâu bệ hạ, khi hạ thần xuống âm phủ được các ngưu đầu mã diện đưa vào yết kiến Diêm Vương. Kẻ hạ thần đã trao thư bệ hạ cho Diêm Vương. Đọc xong bức thư, Diêm Vương truyền cho kẻ hạ thần về tâu lại bệ hạ rằng: thuốc trường sinh bất tử hiện đang được pha chế chứ chưa có sẵn, khi nào pha chế xong thì Diêm Vương sẽ gửi lên. Trước khi kẻ hạ thần xin cáo lui để trở về trần gian, thì gặp một bà lão. Bà dặn thần rằng bà là mẫu hậu của hoàng đế đương kim tại đương trần, tên là Takala. Từ khi cụ về âm phủ tới nay, có nhiều lúc cụ nhớ đến hoàng tử, nhưng đường trần gian, âm ti cách biệt. Nay nghe kẻ hạ thần là sứ giả của triều đình trên đương thế, nên cụ nhờ kẻ hạ thần về trao bức thư này đến tận tay bệ hạ. Cụ bà còn căn dặn thêm với kẻ hạ thần là nhớ tâu lại với bệ hạ hãy xuống thăm cụ càng sớm càng tốt. Cứ theo đường địa đạo mà kẻ hạ thần vừa đi, cụ bà đang đón chờ ở đó. Nếu theo đường khác e lạc khó tìm.

Tên bạo chúa nhận bức thư mở ra xem. Đọc những lời lẽ trong thư hắn lấy làm xúc động lắm. Hắn quyết định xuống âm phủ để gặp mẫu hậu.

Khi đoàn xa giá nhà vua vừa xuống khỏi địa đạo thì lập tức chàng Jamưtui cho chất rơm nổi lửa hai đầu địa đạo, khói toả mịt trời.

Thế là hết đời tên bạo chúa Takala, hoàng hậu cùng những tên nịnh thần đều biến thành tro bụi.

Chàng Jamưtui được toàn dân tôn lên làm vua, sửa trị ngai vàng. Nàng Chareh Batih lên làm hoàng hậu, hai nàng Hala Mưh và Bila Lak làm thứ phi. Dân chúng được sống thanh bình, an cư lạc nghiệp, không còn nạn vua quan ức hiếp như thời trước nữa.

Quay về trang chủ: Truyện cổ tích,
Top 10 truyện cổ tích hay nhất mọi thời đại: Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Trí khôn của ta đây, Cô bé lọ lem, Cô bé bán diêm, Sơn tinh thuỷ tinh, Cô bé quàng khăn đỏ, Nàng tiên cá, Tấm cám, Ăn khế trả vàng, Cóc kiện trời
Danh mục truyện: Cổ tích việt nam, Cổ tích thế giới, Truyện dân gian, Truyện ngụ ngôn, Truyện cười hay, Qua tang cuoc song

Truyện cùng danh mục
Hội chợ Viềng Nam Định

Hội chợ Viềng Nam Định

Trải qua những thăng trầm lịch sử, chợ Viềng ngày nay đã trở thành điểm giao lưu văn hóa cộng đồng,...

Sự tích mẫu Liễu Hạnh

Sự tích mẫu Liễu Hạnh

Ngày xưa, vào năm Thiêu Hựu, đời Hậu Lê (1557) ở thôn An Thái, làng Vân Cát, huyện Vụ Bản, thuộc tỉnh...

Chua ngọt tại cây

Chua ngọt tại cây

Chung Khánh Dư là danh sĩ ở Liêu Đông, đi xuống miền Nam thi Hương. Nghe nói ở phủ Phiên Vương có một...

Bính và Đinh

Bính và Đinh

Đinh làm việc quần quật mà chẳng khá hơn chút nào. Năm hơn hai mươi tuổi, anh vẫn chưa lấy được...

Cô Ðào hát và anh học trò

Cô Ðào hát và anh học trò

Ngày xưa, có một đứa bé thông minh tên là Nguyễn Kỳ, mẹ mất sớm, người cha lấy vợ khác. Kỳ bị...

Cỗ và mâm cỗ Việt Nam

Cỗ và mâm cỗ Việt Nam

Mâm cỗ ở mỗi vùng quê Việt Nam có hương vị riêng nhưng bao giờ cũng vậy, mỗi mâm có 4 hoặc 6 người....

Tạ người cho hoa trà

Tạ người cho hoa trà

Tương truyền khi Lê Hoan là tuần phủ Hưng Yên đứng ra tổ chức cuộc thi thơ vịnh “Kiều” ở...

Cây phướn trong Chùa

Cây phướn trong Chùa

Ở các chùa chiền thường có treo một tấm vải dài, viết chữ nho, gọi là ngọn phướn. Theo tích xưa,...

Truyện xem nhiều nhất
Đám cưới chuột

Đám cưới chuột

Đây là một chú chuột nhắt. Một chú Chuột Nhắt còn trẻ. Tuy vậy, cứ thực sự thì diện mạo của...

Rùa và Thỏ

Rùa và Thỏ

Đọc truyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ, câu chuyện kể về cuộc thi chạy giữa Rùa và Thỏ, đây cũng là bài...

Trạng Quỳnh dạy học

Trạng Quỳnh dạy học

Trạng Quỳnh bỏ nhà quan Bảng ra về, đi đến nửa đường thì gặp một anh thợ cày, xem bộ mặt mũi...

Tiêu diệt mãng xà

Tiêu diệt mãng xà

Ngày xưa, trong một hang núi nọ có một con mãng xà . Đầu nó to bằng cái chum, trên đầu có mào đỏ,...

Sự tích hội chùa Hương

Sự tích hội chùa Hương

Từ xưa cho đến nay du khách trẩy hội Chùa Hương đã biết đến một quần thể hang động mang đậm màu...

Chúa Liễu mắc lỡm

Chúa Liễu mắc lỡm

Lúc Quỳnh còn là học trò nhà nghèo, phải ra đền Sòng xin cấy rẽ. Đền Sòng quê ông là nơi thờ Bà...

Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website Cotich.net - Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại Cotich.net luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…