Dốt chữ … thành thần

Dốt chữ … thành thần

Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 5227

Hôm sau, ba người đi đến một làng kia, xin vào trọ đêm. Qua cổng thấy đề ba chữ “Thủ chư dự” lấy ở trong quẻ dự Kinh Dịch, Trạng đọc thủ chư...

Thâm tinh huyền lý

Thâm tinh huyền lý

Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 3356

Lại một lần khác, đi đến một ngôi chùa kia, cả ba rủ nhau vào vãn cảnh. Nhà sư thấy ba ông cùng là thư sinh, bèn đem giấy bút ra, xin ba người đề thơ làm kỷ...

Trạng gặp người Tiên

Trạng gặp người Tiên

Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 3638

Bùi tướng Công mừng rỡ sai đặt tiệc ở Thủy Ðình trên hồ Bán Nguyệt ăn mừng và đưa một mâm vàng cho Trạng để làm tiền lộ phí. Khi từ biệt, Phấn tiểu...

Quýt làm Cam chịu

Quýt làm Cam chịu

Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 5447

Một hôm trong cung, công chúa mất đôi vòng ngọc rất quí mang từ bên Tàu về. Nghe có Trạng bói, Công Chúa cho mời Trạng vào xem một quẻ. Bí quá, Trạng “tranh...

Đấu trí với sứ Tàu

Đấu trí với sứ Tàu

Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 4598

Năm ấy vua Tàu sai sứ sang nước ta để phong vương cho vua Thánh Tông. Nhưng vua Tàu còn có ý muốn thử xem vua ta ra sao. Một hôm sứ Tàu rủ nhà vua đánh cờ. Vua lo...

Cầm đầu sứ bộ sang Tàu

Cầm đầu sứ bộ sang Tàu

Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 4560

Về phần ta thì cứ ba năm lại phải cử người đi sứ một lần, Nhà vua cử Trạng đi. Trạng Ăn, Trạng Vật, Trạng Cờ cùng đi theo. Tới Nam Quan, quân canh không...

Đoạn kết

Đoạn kết

Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 4382

Khi Trạng trở về, vào chầu vua. Vua thương Trạng đi xa, đường đất nước người đã lâu ngày, bấy giờ mới được thấy mặt, mừng lắm, vội vàng xuống thềm...

Bình Khôi Công Chúa

Bình Khôi Công Chúa

Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 2718

Bình Khôi Thông Tuệ Trinh Thục Công Chúa, Đại Vương. Là tước hiệu mà triều Lê thượng phong cho bà Trưng Nhị, nguyên là phó tướng, phó vương của bà Trưng Trắc...

Ông Nam Cường

Ông Nam Cường

Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 2016

Vào thời ấy chẳng rõ là thời nào, ở làng Quần-anh có một người phù thuỷ có nhiều phép thuật lạ lùng. Thường mỗi lần nằm ngủ, ông ngủ liền ba ngày ba...

Cố Bu

Cố Bu

Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 2032

Ngày xưa ở làng Phan-xá thuộc Hà-tĩnh – một làng ngay sát nách con sông mà nước thuỷ triều vẫn lên xuống đều đều – có một người nghèo tên là Bu....

Hầu Tạo

Hầu Tạo

Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 1879

Ở làng Tuần-lễ thuộc xứ Nghệ có một anh chàng tên là Tạo. Tạo sinh ra có một nốt đỏ trong vành tai, người ta cho là có tướng lạ. Chàng chẳng những có sức...

Lê Văn Khôi

Lê Văn Khôi

Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 1852

Ngày xưa vào triều Minh Mạng, có một chàng trai nhà nghèo nhưng có sức khỏe tuyệt trần. Anh chàng thường chống đò ngang ở bến đò Thiên Tả kiếm ăn. Lúc mới...

Ba Vành

Ba Vành

Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 1833

Ngày xưa, ở làng Minh Giám có một chàng trai nổi tiếng khỏe mạnh. Lúc mới sinh có nhiều tướng lạ: tay dài quá gối, răng liền một hàng, trên trán có ba đường...

Vợ ba Cai Vàng

Vợ ba Cai Vàng

Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 1734

Ngày xưa ở tổng Hoàng-vân có một viên cai tổng, người ta thường gọi là Cai Vàng. Thưở trẻ ông ta bắt được một viên ngọc kỵ đạn, đeo vào người có phép...

Người thợ mộc Nam Hoa

Người thợ mộc Nam Hoa

Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 1640

Làng Nam-hoa có một người thợ mộc khéo tay tên là Chuẩn. Thuở trẻ ông lưu lạc khắp nơi vừa làm thuê vừa học nghề. Nghe ở đâu có thợ khéo là ông cố nằn...

Sắt Ngắn, Gỗ Dài

Sắt Ngắn, Gỗ Dài

Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 1849

Hồi Nguyễn Bỉnh Khiêm từ quan về quê làng Trung Am mở trường dạy học, học trò theo học rất đông. Vào buổi tối 30 tết năm nọ; ông Trạng đang ngồi đàm luận...

Phân xử tài tình

Phân xử tài tình

Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 2003

Ngày xưa, có một ông quan huyện có tài xét xử. Trong dân gian có vụ nào rắc rối gay go nhất, ông đều có cách tìm ra manh mối và phân xử công bằng. Một hôm,...

Tinh con chuột

Tinh con chuột

Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 1855

Ngày xưa có một anh học trò, con một nhà phú hộ, được nuông chiều và chăm chút rất mực. Năm hai mươi tuổi, cha mẹ lấy vợ cho. Vợ chàng là một người có nhan...

Trạng Hiền

Trạng Hiền

Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 1886

Vào thời nhà Trần, ở một làng nọ bây giờ thuộc về Nam-định có một em bé tên là Hiền. Hiền được cha mẹ cạo đầu làm tiểu, cho ở với một ông sư trên...

Người ả đào với giặc Minh

Người ả đào với giặc Minh

Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 1631

Làng Đào-đặng thuộc tỉnh Hưng-yên khi xưa có một thôn, trong thôn có nhiều con gái người đẹp hát hay, hầu hết đều làm nghề ả đào. Vào hồi ấy, giặc Minh...

BỢM GIÀ MẮC BẪY

BỢM GIÀ MẮC BẪY

Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 1777

Ngày xưa có một anh chàng, nhà giàu có nhưng phải cái ngu ngốc thì không ai bằng. Một hôm, nghe nói trong vùng có đám hội lớn mở luôn mười đêm ngày, hắn vội...

TRINH PHỤ HAI CHỒNG

TRINH PHỤ HAI CHỒNG

Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 1445

Ngày xưa có một gia đình nọ có một người con gái xinh xắn nết na. Lúc nàng lớn lên có một người học trò nghèo họ Đỗ đưa trầu cau đến hỏi làm vợ. Chàng...

MƯU CON THỎ

MƯU CON THỎ

Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 1619

Ngày ấy trên rừng không có miếng gì ăn, một chú thỏ mò xuống một ruộng khoai bới trộm. Ngờ đâu chủ ruộng đã nấp sẵn ở túp lều bên cạnh, ập đến tóm...

CON THỎ

CON THỎ

Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 1876

Thỏ, hổ và gà có lần ở chung với nhau để hợp sức phát nương rẫy. Ngày đầu tiên, thỏ và hổ đi cắt tranh, giao cho gà nhiệm vụ trông nhà và nấu ăn. Sau...

NGƯỜI ĐÀN BÀ BỊ VU OAN

NGƯỜI ĐÀN BÀ BỊ VU OAN

Ngày đăng: 23/02/2019 - Lượt xem: 1582

Ngày xưa, có hai người lái buôn tơ lụa, một người tên là Lý, một người tên là Tình. Tuy quê ở hai nơi nhưng họ thường đến bán hàng và thường gặp nhau ở...

 12345678   
Đọc truyện dân gian Việt Nam chọn lọc hay nhất, đặc sắc nhất. Những câu chuyện dân gian ý nghĩa tại cotich.net mang tới cho độc giả thật nhiều tiếng cười và bài học bổ ích, những phú giây thư giãn và thoải mái.  

Truyện dân gian là một khái niệm mang tính bao quát khi chứa đựng nhiều thể loại khác nhau từ truyện thần thoại, truyện sử thi, truyền thuyết đến truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và một số thể loại khác. Đặc điểm chung của tất cả các thể loại này là được sáng tác từ thời ông cha ta ngày xưa và được truyền miệng lại trong dân gian cho đến ngày hôm nay.

Những đặc trưng của truyện dân gian


Khi nhắc đến thể loại dân gian, có 3 đặc trưng chính mà người đọc không thể bỏ qua

Thứ nhất, đó là tính chất truyền miệng – đây là một trong những đặc điểm phổ biến nhất mà hầu hết mọi người đọc đều nắm bắt được. Từ thời xưa, các tác phẩm này được lưu giữ bằng phương pháp truyền miệng từ đời này đến đời khác và lưu truyền cho tới hiện nay. Tuy nhiên, phương pháp lưu giữ này đã vô tình tạo nên nhiều phiên bản khác nhau của câu chuyện được gọi là dị bản.

Thứ hai là về tính tập thể của truyện dân gian. Điều đó có nghĩa là mỗi tác phẩm khi được sáng tác sẽ bắt đầu được khởi xướng bởi 1 người sau đó được truyền đạt đến các tập thể. Dần dần tất cả mọi người tiếp tục lưu truyền kèm theo đó là sáng tác lại nhằm giúp câu chuyện được hoàn chỉnh hơn với những nội dung và hình thức phong phú. Từ đó, hoàn thành xu hướng sở hữu chung của các tác phẩm dân gian đối với tập thể. Mỗi cá nhân đều có thể đóng góp theo quan điểm của chính mình.

Thứ ba, các tác phẩm dân gian vẫn có được tính hiện thực. Cụ thể được tái hiện rõ nét thông qua những nghi thức truyền thống, những câu đối đáp giao duyên hay những bài hò thể hiện nét đẹp lao động nhằm mục tiêu phục vụ cho tất cả mọi người.

Phân loại truyện dân gian


Với tính chất khái quát của mình, truyện dân gian được phân chia thành nhiều thể loại khác nhau để người đọc có thể dễ dàng hình dung. Cụ thể bao gồm: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tíc, ngụ ngôn và một số thể loại khác. Mỗi thể loại đều mang theo một số đặc trưng riêng biệt mà bạn có thể nhận biết như sau:

-Thể loại thần thoại là một hình thức truyện dân gian với nội dung kể về các vị thần và giải thích từng nguyên nhân, vai trò của cũng như các hiện tượng tự nhiên xung quanh những nhân vật này. Qua đó, thể hiện được những mong ước chinh phục thiên nhiên của con người Việt Nam.

-Thể loại sử thi là những câu chuyện trong dân gian mang quy mô lơn hơn với ngôn từ được sử dụng một cách tinh tế hơn với vần điệu, nhịp để tạo nên hình tượng nhân vật hoành tráng. Đó thường là những câu chuyện về một hoặc nhiều sự kiện lớn diễn ra trong những thời cổ đại. Các nhân vật chính trong câu chuyện sử thi đại diện cho cả một cộng đồng và mang theo hình ảnh của sức mạnh cũng như niềm tin của nhân dân.

-Thể loại truyền thuyết, xét về khái niệm truyền thuyết thường kể về những câu chuyện đã diễn ra trong lịch sử nhưng lại không chứa đựng những nhân vật lịch sử. Truyện dân gian thuộc thể loại lịch sử thường có các nhân vật mang tính lý tưởng hóa với những khát vọng và ước mơ. Một số nhân vật tiêu biểu như: Sơn Tinh trị thủy mỗi khi lũ lục, Tháng Gióng đánh giặc ngoại xâm, Lang Liêu với khả năng sáng tạo đặc biệt cho văn hóa,... Truyền thuyết cũng mang một số đặc trưng nhất định bao gồm có sự kết hợp giữa hiện thực và tưởng tượng với cốt truyện chứa đựng nhiều nhân vật tính cách khác nhau. Trong đó, những nhân vật chủ yếu là con người hoặc những vị bán thần nhưng lại có nguyện vọng giống con người. Cuối cùng, chính là đặc điểm về ngôn ngữ, vì chủ yếu mang tính thuật lại hành động nhân vật nên những lời thoại của nhân vật thể hiện được nhiều tâm huyết của nhân vật đối với đất nước khi đất nước đang trong những tình thế cấp bách.

-Thể loại truyện cổ tích, truyện cổ tíchtruyện dân gian với những nhân vật quen thuộc như nhân vật có hình dáng xấu xí, nhân vật có hoàn cảnh bất hạnh, nhân vật thông minh hơn người, nhân vật có tài năng đặc biệt,…với nhiều yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo. Tuy nhiên qua những sự kỳ ảo đó lại là những mong ước thiết thực cho cuộc sống của con người về sự chiến thắng của những điều tốt đẹp, của cái thiện nhằm hướng đến sự công bằng trong cuộc sống. Đặc trưng dễ nhận biết nhất của truyện cổ tích là thường có sự kết hợp giữa những tình tiết xuất phát từ thực tế với sự hư cấu tạo nên một thế giới với mà trong đó mọi phép màu đều có thể xảy ra.

-Thể loại ngụ ngôn, ngụ nôn khác với các thể loại khác qua cách kể chuyện bằng hình ảnh của những con vật hoặc đồ vật theo lối văn vần hoặc văn xuôi. Nội dung truyện thường để lại cho chúng ta những bài học sâu sắc qua đó nhằm phê phán những thói hư tật xấu hay những việc làm của giai cấp thống trị và thể hiện mạnh mẽ những triết lý trong cuộc sống.

Bên cạnh những thể loại trên, truyện dân gian còn bao gồm một số thể loại thân thuộc như truyện cười, tục ngữ, câu đó, ca dao, vè,….